Hướng dẫn cách phân biệt than đá
24-12-2015
Than đá là loại nhiên liệu được sử dụng nhiều trong sán xuất và đời sống dân sinh, trong sản xuất thì than đá được sử dụng cho các ngành công nghiệp như Điện, Đạm, Giấy, Xi măng, than đá được sử dụng cho các nhà máy gạch tuynel, đặc biệt là sử dụng cho các nghành nghề như chế biến thủy hải sản, chế biến nông sàn, dệt nhuộm, may mặc, sản xuất phân bôn, nấu cán thép, mạ màu kim loại.
Than đá trong đời sống dân sinh như sử dụng trong sấy nhãn, sấy vải, sấy lúa, sấy các loại hải sản và dùng làm nguyên liệu để sản xuất than tổ ong phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của các gia đình và các quán ăn, nhà hàng.
Than đá hay các loại nhiên liệu rắn khác có những đặc tính cần thiết để có thể phân biệt thành các loại than tốt, than xấu, than dễ cháy, khó cháy, có nhiệt lượng cao, nhiệt lượng thấp, lưu huỳnh cao, lưu huỳnh thấp v.v. Để có thể phân biệt được ta cần biết các đặc tính sau:
A. Thành phần hoá học của than.
Trong than đá, các nguyên tố cấu thành bao gồm các thành phần sau:
1.Cacbon: Cacbon là thành phần cháy chủ yếu trong nhiên liệu rắn , nhiệt lượng phát ra khi cháy của 1 kg cacbon gọi là nhiệt trị của cacbon, khoảng 34.150 kj/kg. Vì vậy lượng cacbon trong nhiên liệu càng nhiều thì nhiệt trị của nhiên liệu càng cao. Tuổi hình thành nhiên liệu càng già thì thành phần cacbon càng cao, song khi ấy độ liên kết của than càng lớn nên than càng khó cháy.
2. Hyđrô: Hydro là thành phần cháy quan trọng của nhiên liệu rắn, khi cháy toả ra nhiệt lượng 144.500 kj/kg. Nhưng lượng hyđrô có trong thiên nhiên rất ít. Trong nhiên liệu lỏng hyđrô có nhiều hơn trong nhiên liệu rắn.
3. Lưu huỳnh: Lưu huỳnh là thành phần cháy trong nhiên liệu. Trong than đá lưu huỳnh tồn tại dưới ba dạng: liên kết hữu cơ Shc, khoáng chất Sk, liên kết sunfat Ss.Lưu huỳnh hữu cơ và khoáng chất có thể tham gia quá trình cháy gọi là lưu huỳnh cháy Sc. Còn lưu huỳnh sunfat thường nằm dưới dạng CaSO4, MgSO4 , FeSO4 .., những liên kết này không tham gia quá trình cháy mà chuyển thành tro của nhiên liệu.
Nhiệt trị của lưu huỳnh bằng khoảng 1/3 nhiệt trị của cacbon. Khi cháy lưu huỳnh sẽ tạo ra khí SO2 hoặc SO3 . Lúc gặp hơi nước SO3 dễ hoà tan tạo ra axit H2SO4 gây ăn mòn kim loại. Khí SO2 thải ra ngoài là khí độc nguy hiểm vì vậy lưu huỳnh là nguyên tố có hại của nhiên liệu.
4. Oxy và Nitơ: Oxy và Nitơ là những chất trơ trong nhiên liệu rắn và lỏng. Sự có mặt của oxyvà nitơ làm giảm thành phần cháy của nhiên liệu làm cho nhiệt trị của nhiên liệu giảm xuống. Nhiên liệu càng non thì oxy càng nhiều. Khi đốt nhiên liệu, nitơ không tham gia quá trình cháy chuyển thành dạng tự do ở trong khói.
5. Tro, xỉ (A): Là thành phần còn lại sau khi nhiên liệu được cháy kiệt.
B. Thành phần của than đá
Ngoài thành phần hoá học, người ta còn đánh giá đặc tính của than đá dựa trên thành phần công nghệ. Các thành phần công nghệ sử dụng để đánh giá than bao gồm độ ẩm, hàm lượng cốc, hàm lượng chất bốc, hàm lượng tro, nhiệt trị nhiên liệu.
1. Độ ẩm trong than đá ký hiệu "Wtp.%"
Độ ẩm của than đá là hàm lượng nước chứa trong than đá. Độ ẩm toàn phần của than đá được xác định bằng cách sấy nhiên liệu trong tủ sấy ở nhiệt độ 1050 C cho đến khi trọng lượng nhiên liệu không thay đổi. Phần trọng lượng mất đi gọi là độ ẩm nhiên liệu. Thực ra ở nhiệt độ 1050 C chưa đủ để thải hoàn toàn độ ẩm ra khỏi nhiên liệu vì một số loại độ ẩm trong như ẩm tinh thể, thường phải ở nhiệt độ 500- 8000 C mới thóat ra ngoài được.
2. Độ tro trong than đá ký hiệu "Ak.%"
Các vật chất ở dạng khoáng chất trong than khi cháy biến thành tro, Sự có mặt của chúng làm giảm thành phần cháy nghĩa là làm giảm nhiệt trị của than. Tỷ lệ tro trong than ảnh hưởng rất lớn đến tính chất cháy của than như: giảm nhiệt trị của than,gây nên mài mòn bề mặt ống hấp thụ nhiệt,bám bẩn làm giảm hệ số truyền nhiệt qua vách ống,...Ngoài ra một đặc tính quan trọng nữa của tro ảnh hưởng lớn đến quá trình làm việc của thiết bị cháy là độ nóng chảy của tro.
3. Độ tro của nhiên liệu được xác định bằng cách đem mẫu nhiên liệu đốt đến 800- 8500 C đối với nhiên liệu rắn, 5000 C đối với nhiên liệu lỏng cho đến khi trọng lượng còn lại không thay đổi. Phần trọng lượng không thay đổi đó tính bằng phần trăm gọi là độ tro của nhiên liệu. Độ tro của madut vào khoảng 0,2- 0,3%, của gỗ vào khoảng 0,5 – 1%, của than antraxit có thể lên tới 15 – 30% hoặc cao hơn nữa.
4. Chất Bốc của than đá ký hiệu (Vk.% )
Khi đem đốt nóng nhiên liệu trong điều kiện môi trường không có Ôxy thì mối liên kết các phân tử hữu cơ bị phân huỷ. Quá trình đó gọi là quá trình phân huỷ nhiệt. Sản phẩm của phân huỷ nhiệt là những chất khí được gọi là "Chất bốc" và kí hiệu là Vk %, bao gồm những khí Hydro, Cacbuahydro, Cacbonoxit, Cacbonic.
Những liên kết có nhiều Oxy là những liên kết ít bền vững dễ bị phá vỡ ở nhiệt độ cao, vì vậy than đá càng non tuổi bao nhiêu thì chất bốc càng nhiều bấy nhiêu, than bùn (V=70%), than đá (V=10-45)%.
Nhiệt độ bắt đầu sinh ra chất bốc phụ thuộc vào tuổi hình thành của than đá , than đá càng non tuổi thì nhiệt độ bắt đầu sinh chất bốc càng thấp. Lượng chất bốc sinh ra còn phụ thuộc vào thời gian phân huỷ nhiệt.
5. Nhiệt trị của than đá ký hiệu Qk(Cal/g).
Nhiệt trị của than đá là nhiệt lượng phát ra khi cháy hoàn toàn 1 kg than đựợc kí hiệu bằng chữ Q (Kj/kg). Nhiệt trị của than được phân thành Nhiệt trị cao và nhiệt trị thấp.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cơ sở bán than đá, tuy nhiên các bạn cần chọn lựa cho mình những cơ sở bán than đá có uy tín, để tránh mua phải những loại than đá có chất lượng không đảm bảo làm ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bạn.
Quý vị có nhu cầu tư vấn về loại than đá tổ chức hoặc cá nhân mình muốn dùng vui lòng liên hệ:
Hotline: 0938 618 886
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN - BÁO GIÁ